Khi mang bầu, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Càng những tuần cuối lại càng cần phải chú ý về dinh dưỡng để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới. Cùng tham khảo ngay thực đơn dinh dưỡng cực chuẩn của mẹ Bánh Bao để mẹ dáng thon mà con vẫn tăng cân đều nhé!
Là một bà mẹ gen Z, đang tuổi ăn tuổi chơi lại rơi vào bầu bí bỉm sữa nên mình cũng bỡ ngỡ lắm. Hồi mới bầu chưa có kinh nghiệm, cũng không bị ốm nghén nên ăn uống vô tư lắm. Bầu lại hay thèm ăn nên thích gì là ăn cái đó thôi. Kết quả là sao, mới bầu 5 tháng thôi mình đã tăng 10 ký, rạn hết cả da vùng mông, đùi và bắp tay. Nhưng em bé lại phát triển rất chậm, cân nặng dưới ngưỡng tiêu chuẩn. Bác sĩ siêu âm nghi ngờ mình bị tiểu đường thai kỳ nên cho đi xét nghiệm, ai ngờ đâu tiểu đường thật các mẹ ạ.
Cầm tờ kết quả xét nghiệm trên tay mà mình như chết lặng. Cũng một phần do mình quá chủ quan, ăn uống không suy nghĩ gì nhiều. Thương Bánh Bao của mẹ vô cùng. Lúc đó chỉ nghĩ dù nhịn ăn hay ăn kiêng thế nào cũng được, miễn sao là con khoẻ.
Từ đó mình mới bắt đầu hành trình tìm hiểu về dinh dưỡng cho mẹ bầu. Mỗi mốc cần bổ sung những gì, nên ăn gì, kiêng ăn gì, kiểm tra đường máu,… Trộm vía là tiểu đường thai kỳ được kiểm soát ổn, em Bánh Bao đủ tháng đủ ngày. Nhìn lại hành trình gần 40w đồng hành cùng con, mình rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cực kỳ quan trọng, các mẹ chuẩn bị bầu hoặc đang mang bầu nhất định cần lưu ý nhé!
1. Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Rất nhiều mẹ bầu, trong đó có cả mình đều mắc phải sai lầm là không chú ý vấn đề cân nặng khi mang thai. Mẹ tăng cân ít thì không đảm bảo sức khoẻ, con không phát triển tốt. Còn nếu tăng cân nặng quá nhiều như mình thì dễ bị tiểu đường thai kỳ, béo phì thậm chí là có nguy cơ tiền sản giật nữa.
Vậy nên bầu bí dù thèm ăn nhiều hay ít thì mẹ cũng cần lưu ý về vấn đề cân nặng nhé. Tuỳ theo cơ địa của mẹ gầy hay béo mức tăng cân nặng sẽ khác nhau. Mẹ có thể tính chỉ số BMI của cơ thể để kiểm soát cân nặng khi mang thai phù hợp nhất nhé.
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Khi khám thai định kỳ, các mẹ cũng có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ về tình trạng cân nặng, tình trạng sức khoẻ của mẹ và em bé để tiện theo dõi và điều chỉnh phù hợp nhất nhé. Tuyệt đối đừng như mình, ăn uống không kiểm soát rồi lại tăng cân nhiều quá, tiểu đường thai kỳ rất mệt luôn.
2. 4 nhóm chất cần bổ sung đủ trong thai kỳ
Bầu mình ăn nhiều lắm, thèm ăn liên tục luôn. Ngày 3 bữa chính rồi còn mấy bữa phụ hoa quả, sữa, ngũ cốc ăn vặt nữa mới chịu. Nhưng dù ăn nhiều hay ăn ít thì mẹ phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất chính này nhé:
- Acid folic: Cái này cực kỳ quan trọng luôn, giúp con hình thành não bộ và hệ thần kinh. Đặc biệt là giảm nguy cơ dị tật cho em bé nữa. Acid folic mẹ nên bổ sung ngay từ khi bắt đầu mang thai mới có hiệu quả tốt nhất. Mẹ có thể bổ sung acid folic qua các loại bổ bầu hoặc các thực phẩm: Ngũ cốc, rau lá xanh, trứng, các loại quả cam, quýt,…
- Sắt: Chắc hẳn mẹ nào cũng từng nghe bầu rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu mẹ hay bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu thì chính là do thiếu máu đó. Mẹ bầu nên bổ sung 30mg sắt/ngày để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt nhé. Nếu lựa chọn bổ sung qua thuốc bổ thì mẹ nên chọn loại sắt hữu cơ và không bổ sung sắt cùng canxi. Hồi đầu mình không biết dùng Elevit có cả sắt và canxi nên táo bón lắm. Bên cạnh đó mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt: Các loại thịt đỏ, trứng gà, hải sản,…
- DHA: Cực kỳ cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của em bé. Mình thấy có nhiều mẹ bổ sung DHA từ lúc mới bầu luôn nhưng bác sĩ của mình khuyên nên bổ sung từ tuần 13 là hợp lý nhất. Lúc này thai bắt đầu phát triển não bộ vượt trội nên bổ sung DHA sẽ có hiệu quả tốt nhất.
- Vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin A, D,… Giúp mẹ giảm ốm nghén và đảm bảo đủ chất cho em bé phát triển tốt nhất.
Một mẹo cực kỳ hữu ích cho các mẹ là thay vì phải bổ sung riêng từng loại, các mẹ có thể dùng combo Nutristill và Calcium MIX! Trong 2 sản phẩm này đã cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết rồi nên cực kỳ yên tâm.
Xem thêm review của mẹ Bánh Bao về bộ đôi bổ bầu này:
3. Các thực phẩm mẹ bầu cần tránh
- Các loại thực phẩm sống: sushi, rau sống, trứng sống, các loại thịt sống/tái. Thực phẩm chưa chín kỹ mẹ đều cần tránh vì có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho em bé.
- Đồ ăn có quá nhiều muối, đường và dầu mỡ. Các chất này đều cực kỳ không tốt cho mẹ bầu, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật rất nguy hiểm.
- Đồ uống có chứa caffein: Trà, cà phê,… Trước bầu mình cực kỳ nghiện cà phê, ngày nào cũng phải uống 1 ly mới thấy tỉnh táo để làm việc. Nhưng từ lúc bầu em Bánh Bao là kiêng hẳn luôn vì bác sĩ cũng bảo caffein này không tốt cho em bé, nên kiêng trong thai kỳ và sau sinh các mẹ nhé.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm và kiến thức cơ bản về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mình. Mỗi mẹ bầu mỗi khác nhưng mình thấy đây đều là những điều cực kỳ cơ bản và cần thiết để mẹ có thai kỳ an toàn, khoẻ mạnh nhất. Chúc các mẹ bầu luôn khoẻ và em bé phát triển tốt nhất nhé! Các mẹ có thể tham gia Group kinh nghiệm đi sinh cho mẹ bầu để cùng trao đổi và học hỏi kinh nghiệm nhé!